Tư vấn | 06-02-2023

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình chuẩn và 5 lưu ý quan trọng 

Sơn tĩnh điện là phương pháp phổ biến áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp và xây dựng, với khả năng chống ăn mòn tuyệt vời và gia tăng thẩm mỹ cho bề mặt. Vì vậy nhiều người vẫn thắc mắc quy trình sơn tĩnh điện đem lại hiệu quả như thế? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nguyên lý hoạt động cũng như lợi ích mà sơn tĩnh điện mang lại ngay sau đây!

1. Quy trình sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp sơn bột tĩnh điện (hỗn hợp từ các hạt nhựa, bột màu nghiền mịn và các chất phụ gia khác) lên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn có gắn điện cực. Sở dĩ gọi tên là sơn tĩnh điện vì sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với bề mặt sản phẩm cần sơn phủ.

Lớp sơn bột khô khi đi qua vùng tích điện ở đầu súng sẽ được tích một điện tích dương (+) sẽ bám chặt vào bề mặt vật liệu đã tích điện tích âm (-) nhờ lực hút tĩnh điện cho đến khi bị nóng chảy trong lò xử lý tạo thành một lớp phủ mịn bảo vệ. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn có độ bám dính rất tốt và bền, bột sơn được rải đều quanh bề mặt vật liệu, kể cả các khu vực bị khuất, tạo nên lớp phủ bề mặt bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình
Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình là phương pháp phủ bột sơn tĩnh điện lên bề mặt của thanh nhôm

Kể từ khi ra đời cách đây hơn 40 năm, sơn tĩnh điện đã được ứng dụng rộng rãi và được nhiều nhà sản xuất sử dụng để hoàn thiện bề mặt, nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm. Lớp sơn tĩnh điện sau khi được hoàn thiện sẽ tăng khả năng chống trầy xước, ăn mòn. Đồng thời, quy trình sơn tĩnh điện giúp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Xem ngày: Doanh nghiệp nhôm Ngọc Diệp chi triệu đô cho dây chuyền phun sơn ứng dụng 4.0

2.  Quy trình sơn tĩnh điện đạt chuẩn gồm những công đoạn nào?

Quy trình sơn tĩnh điện đạt chuẩn gồm 2 công đoạn chính là: Tiền xử lý bề mặt và quá trình phun sơn tĩnh điện. Bên cạnh đó, công đoạn phụ: Sấy, kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Trong từng công đoạn lại có nhiều bước nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Quy trình Crommat (tiền xử lý)

Quy trình Crommat (tiền xử lý) có tác dụng làm sạch bề mặt, tạo nền tảng cho lớp sơn bám dính bền chắc hơn.

Lưu ý: Nếu bề mặt sản phẩm bị bám bẩn trong đó có dầu mỡ, sạn bụi, mạt nhôm mà không làm sạch, vẫn đưa vào sơn thì bề mặt sau sơn sẽ bị sạm, rỗ, nổ, bong sơn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Do đó, trước khi sơn bắt buộc phải xử lý làm sạch bề mặt.

  • Tiền xử lý bằng hóa chất 

Công đoạn tiền xử lý bằng hóa chất thường diễn ra trong hệ thống các bể nhúng hoặc hệ thống các buồng phun. Bề mặt sản phẩm được làm sạch bằng chất tẩy rửa có tính kiềm, axit hoặc trung tính. Các hóa chất tiền xử lý thường được sử dụng nhất trong sơn tĩnh điện là phốt phát sắt đối với sản phẩm thép, phốt phát kẽm cho sản phẩm mạ kẽm và phốt phát crom hoặc xử lý không crom cho sản phẩm nhôm.

Các công đoạn trong giai đoạn tiền xử lý bằng hóa chất được phân tách bằng công đoạn rửa nước để loại bỏ các hóa chất còn sót lại trước khi bước sang công đoạn tiếp theo.

Sau khi hoàn tất quy trình tiền xử lý bằng hóa chất, hàng thô được sấy khô để đảm bảo độ bám dính của bột sơn và bề mặt, làm nguội và sẵn sàng bàn giao sang phân xưởng sơn để được phun sơn tĩnh điện.

Quá trình tiền xử lý Cromate
Quá trình tiền xử lý Cromate có tác dụng tạo chân cho sơn bám bền chắc hơn.

(Ảnh: Nhà máy Nhôm Dinostar, Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp)

  • Tiền xử lý cơ học

Bên cạnh phương pháp tiền xử lý bằng hóa chất, đối với một số các ứng dụng chức năng, có thể sử dụng phương pháp tiền xử lý cơ học như cát hoặc phun bắn. Với phương pháp này, không khí tốc độ cao được sử dụng để đẩy cát, sạn hoặc thép bắn về phía bề mặt sản phẩm giúp bề mặt có tính liên kết tốt, tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện. Làm sạch cơ học đặc biệt hữu ích để loại bỏ các chất bẩn vô cơ như rỉ sét, cáu cặn.

Quy trình tiền xử lý cơ học được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa chất. Tiền xử lý cơ học tạo ra bề mặt có tính liên kết tốt, tuy nhiên cần phủ một lớp sơn lót thích hợp để bổ sung thêm lớp bảo vệ chống ăn mòn cho bề mặt.

2.2. Quy trình sơn tĩnh điện

Sản phẩm sau giai đoạn tiền xử lý sẽ được chuyển vào buồng phun để thực hiện quy trình sơn tĩnh điện nhằm bảo vệ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm.

Sơn tĩnh điện hiện nay có 2 dạng là sơn bột và dạng ướt sử dụng dung môi. Sơn bột tĩnh điện thường được sử dụng nhiều hơn sơn nước do có độ bám chắc, khả năng chịu tác động môi trường tốt cũng như dễ vệ sinh hơn.

Phương pháp sơn tĩnh điện phổ biến nhất hiện nay là sử dụng súng phun tĩnh điện kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, hệ thống phân phối bột, buồng hấp bằng tia hồng ngoại. Hệ thống thu hồi bột cũng được sử dụng để bảo vệ khu vực thi công và thu gom lượng bột dư thừa nhằm tái sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hệ thống phân phối bột gồm thùng chứa bột hoặc phễu nạp liệu và thiết bị vận chuyển hỗn hợp bột và không khí qua các ống mềm hoặc ống nạp. Hơn nữa hệ thống cũng lắp đặt một số phễu cấp liệu rung để giúp ngăn bột vón cục hoặc vón trong khi vận chuyển qua các ống.

Súng phun, được dùng để kiểm soát mật độ bột phun thông qua thiết bị thủ công (cầm tay) hoặc tự động (được gắn vào một giá đỡ cố định hoặc một pittông hay thiết bị khác) và đa dạng về loại hình. Tay súng sơn đặt vuông góc với sản phẩm cần được sơn. Khoảng cách từ súng sơn tới sản phẩm sơn là 10 đến 15 cm đối với phun tay, và 20 đến 25 cm đối với súng phun tự động.

Sơn tĩnh điện là một phương pháp bảo vệ, tăng độ bền cho bề mặt kim loại.
Sơn tĩnh điện là một phương pháp bảo vệ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho bề mặt kim loại.

2.3. Quy trình sấy

Khi sản phẩm hoàn thành giai đoạn phun sơn cũng là lúc chúng được tự động chuyển vào lò sấy. Sản phẩm sẽ được sấy trong khoảng 10 phút dưới nhiệt độ từ 200-215 độ C đối với tất cả các loại sơn ( đối với sơn phủ vân gỗ nhiệt độ sẽ là 215-230 độ C).

Lò sấy có nguồn nhiệt chính từ bếp tia hồng ngoại hoặc được đốt bằng khí Gas và phải được kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên.

2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm lỗi, chỉ đóng gói, dán tem nhãn những sản phẩm đạt chuẩn. Việc kiểm tra được thực hiện liên tục trước trong và sau khi sơn tĩnh điện. Công đoạn này còn tùy thuộc vào loại mặt hàng gia công và nhu cầu thực tế của khách hàng. Nhìn chung, sẽ bao gồm những bước kiểm tra sau:

  • Kiểm tra độ dày lớp cromat tạo chân sơn: Loại bỏ những sản phẩm có lớp cromat không đều, không lên màn, quá dày hoặc quá mỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng chân sơn.
  • Kiểm tra độ bám dính màng sơn: Quy trình này nhằm mục đích kiểm tra độ bám dính, phủ đều của sơn lên bề mặt sản phẩm.
  • Kiểm tra độ dày sơn: Độ dày lớp sơn quyết định đáng kể đến chất lượng của sản phẩm. Độ dày này cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
  • Kiểm tra độ bóng và lệch màu giữa các lô sơn: Những tiêu chí này ảnh hưởng đến chất lượng ngoại quan của sản phẩm nên cần được kiểm tra kỹ càng.

Bằng việc thực hiện quy trình sơn tĩnh điện hợp lý, đúng tiêu chuẩn trên, công việc kiểm tra  sẽ thuận tiện hơn. Với hệ thống sơn tĩnh điện tự động hóa sẽ gia tăng hiệu suất vận hành, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và diện tích sản xuất.

2.5 Đóng gói sản phẩm.

Thanh nhôm sau khi được sơn phủ tĩnh điện và kiểm tra chất lượng thì sẽ được dán băng keo bảo vệ bề mặt. Các thanh nhôm sẽ được xếp đóng từng bó có bọc nilon theo quy cách bao gói đã định trước, cân trọng lượng, dán tem mã vạch đầu bó và cuối cùng nhập kho hoàn thiện.

3. 05 lưu ý quan trọng khi sơn tĩnh điện

Hội tụ và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn so với công nghệ sơn thông thường. Để quy trình sơn tĩnh điện đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc tuân thủ đúng quy trình ở trên, còn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Xử lý bề mặt vật liệu trước khi tiến hành phun bột sơn: Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, giúp tẩy bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và làm sạch bề mặt sản phẩm, tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện tốt hơn.
  • Tiêu chuẩn về buồng chứa bột: Buồng chứa phải được thiết kế với kích thước các cửa ra vào phù hợp và thông thoáng khí nhưng không quá mạnh khiến quá trình lắng đọng và lưu giữ bột bị gián đoạn.
  • Sử dụng bột lớp: Một số hiện tượng như bong bóng khí, da sần xuất hiện trong quá trình photphat hóa có thể ảnh hưởng đến thành phẩm, do đó cần phải lưu ý khi dùng bột lớp polyester.
  • Sử dụng bột Epoxy: Loại bột này giúp tăng khả năng kháng ăn mòn cho sản phẩm vô cùng tốt.
  • Kiểm tra thiết bị phun sơn thường xuyên: Chỉ với khoảng 5 – 10 phút kiểm tra là bạn đảm bảo được chất lượng thành phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho thợ gia công.

4. Quy trình sơn tĩnh điện chuyên nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp

Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp với thương hiệu Nhôm Dinostar là đơn vị sản xuất, cung cấp nhôm quy mô hàng đầu tại Việt Nam. Nhôm Dinostar hiện đang là nhà máy sản xuất có tỷ lệ tự động hóa cao hàng đầu cả nước. Nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới, nổi bật là dây chuyền sơn tĩnh điện Wagner của Đức.

Hệ thống dây chuyền này được trang bị công nghệ 4.0 với các bộ phận chính gồm: hệ thống buồng sơn kết hợp đèn hồng ngoại, hệ thống cấp bột trung tâm, hệ thống thu hồi bột sơn, thu hồi bụi và robot tự động giúp Nhôm Dinostar tạo ra sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng cao mà còn đạt chuẩn Quốc tế.

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình hiện đại tự động 4.0 tại Nhà máy Nhôm Dinostar, Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp

Với quy trình sơn tĩnh điện tiêu chuẩn trên dây chuyền sơn hiện đại 4.0 cùng quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, sản phẩm Nhôm Dinostar được chứng nhận bảo hành bề mặt sơn lên tới 30 năm, khẳng định chất lượng sản phẩm ưu việt.

Nhìn chung, để có được một sản phẩm sơn tĩnh điện hoàn thiện cả về chất lượng và tính thẩm mỹ thì cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sơn tĩnh điện, đồng thời phải được sản xuất trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại và sử dụng loại sơn tĩnh điện cao cấp chất lượng.

Nếu có nhu cầu sơn tĩnh điện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp theo thông tin dưới đây:

Nhôm Dinostar – Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp

Trụ sở chính:

  • 35 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Tel: 024 3942 7991 – Fax: 024 3218 1304

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

  • 360 Điện Biên Phủ – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.

Nhà máy Nhôm Dinostar: Đường C2 – Khu C – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên.

Có thể bạn chưa biết